GithubHelp home page GithubHelp logo

ghichep-glusterfs's Introduction

GlusterFS

Mục lục

[I. Hướng dẫn sử dụng GlusterFS] (#Huongdan)

[1. Giới thiệu về GlusterFS] (#Gioithieu)

[2. Một số khái niệm khi sử dụng GlusterFS] (#Khainiem)

[3. Các loại volume trong GlusterFS] (#Cacloai)

[4. Thực hiện một số cấu hình cơ bản] (#Thuchien)

  • [4.1 Chuẩn bị] (#Chuanbi)
  • [4.2 Cài đặt và cấu hình trên các Server] (#Caidat)
  • [4.3 Một số câu lệnh khác khi sử dụng GlusterFS] (#Motsocaulenh)
  • [4.4 Cài đặt trên Client] (#CaidatCl)

[II. Sử dụng GlusterFS để làm backend cho Glance trong OpenStack] (#Sudung)

  • [1. Tạo volume glusterfs trên 2 server storage] (#TaoVolume)
  • [2. Cài đặt và cấu hình trên Controller node] (#CaidatController)
  • [3. Kiểm tra hoạt động] (#KiemtrahoatdongGlance)

[III. Sử dụng GlusterFS làm backend cho Cinder trong OpenStack] (#BackendChoCinder)

  • [1. Cài đặt và cấu hình trên 2 server GlusterFS] (#CaidatCinder)
  • [2. Cài đặt và cấu hình trên Controller node] (#CaidatControllerCinder)
  • [3. Cài đặt và cấu hình trên compute node] (#CaidatCompute)
  • [4. Kiểm tra hoạt động] (#Kiemtrahoatdong)

[Tài liệu tham khảo] (#Tailieu)

I. Hướng dẫn sử dụng GlusterFS

1. Giới thiệu về GlusterFS

GlusterFS là một open source, là tập hợp file hệ thống có thể được nhân rộng tới vài peta-byte và có thể xử lý hàng ngàn Client.

GlusterFS có thể linh hoạt kết hợp với các thiết bị lưu trữ vật lý, ảo, và tài nguyên điện toán đám mây để cung cấp 1 hệ thống lưu trữ có tính sẵn sàng cao và khả năng performant cao .

Chương trình có thể lưu trữ dữ liệu trên các mô hình, thiết bị khác nhau, nó kết nối với tất cả các nút cài đặt GlusterFS qua giao thức TCP hoặc RDMA tạo ra một nguồn tài nguyên lưu trữ duy nhất kết hợp tất cả các không gian lưu trữ có sẵn thành một khối lượng lưu trữ duy nhất (distributed mode) hoặc sử dụng tối đa không gian ổ cứng có sẵn trên tất cả các ghi chú để nhân bản dữ liệu của bạn (replicated mode).

2. Một số khái niệm khi sử dụng GlusterFS

Để có thể hiểu rõ về GlusterFS và ứng dụng được sản phẩm này, trước hết ta cần phải biết rõ những khái niệm có trong GlusterFS. Sau đây là những khái niệm quan trọng khi sử dụng Glusterfs

  • Trusted Storage Pool
    Trong một hệ thống GlusterFS, những server dùng để lưu trữ được gọi là những node, và những node này kết hợp lại với nhau thành một không gian lưu trữ lớn được gọi là Pool. Dưới đây là mô hình kết nối giữa 2 node thành một Trusted Storage Pool.

  • Brick
    Từ những phần vùng lưu trữ mới (những phân vùng chưa dùng đến) trên mỗi node, chúng ta có thể tạo ra những brick.
  • Brick được định nghĩa bởi 1 server (name or IP) và 1 đường dẫn. Vd: 10.10.10.20:/mnt/brick (đã mount 1 partition (/dev/sdb1) vào /mnt)
  • Mỗi brick có dung lượng bị giới hạn bởi filesystem....
  • Trong mô hình lý tưởng, mỗi brick thuộc cluster có dung lượng bằng nhau.
  • Để có thể hiểu rõ hơn về Bricks, chúng ta có thể tham khảo hình dưới đây:
  • Volume
    Từ những brick trên các node thuộc cùng một Pool, kết hợp những brick đó lại thành một không gian lưu trữ lớn và thống nhất để client có thể mount đến và sử dụng.
  • Một volume là tập hợp logic của các brick
  • Tên volume được chỉ định bởi administrator
  • Volume được mount bởi client: mount -t glusterfs server1:/ /my/mnt/point
  • Một volume có thể chứa các brick từ các node khác nhau.
  • Sau đây là mô hình tập hợp những Brick thành Volume:

    Tại hình trên, chúng ta có thể thấy mỗi Node1, Node2, Node3 đã tạo 2 brick là /export/brick1 và /export/brick2, và từ 3 brick /export/brick1trên 3 Node tập hợp lại tạo thành volume music. Tương tự 3 brick /export/brick2 trên 3 Node tập hợp lại tạo thành volume Videos.

3. Các loại volume trong GlusterFS

Khi sử dụng GlusterFS có thể tạo nhiều loại volume và mỗi loại có được những tính năng khác nhau. Dưới đây là 5 loại volume cơ bản

Distributed volume:

Distributed Volume có những đặc điểm cơ bản sau:

Dữ liệu được lưu trữ phân tán trên từng bricks, file1 nằm trong brick 1, file 2 nằm trong brick 2,...

Vì metadata được lưu trữ trực tiếp trên từng bricks nên không cần thiết phải có một metadata server ở bên ngoài, giúp cho các tổ chức tiết kiệm được tài nguyên.

Ưu điểm: mở rộng được dung lượng store ( dung lượng store bằng tổng dung lượng các brick)

Nhược điểm: nếu 1 trong các brick bị lỗi, dữ liệu trên brick đó sẽ mất

Replicated volume:

Dữ liệu sẽ được nhân bản đến những brick còn lại, trên tất cả các node và đồng bộ tất cả các nhân bản mới cập nhật.

Đảm bảo tính nhất quán.

Không giới hạn số lượng replicas.

Ưu điểm: phù hợp với hệ thống yêu cầu tính sẵn sàng cao và dự phòng

Nhược điểm: tốn tài nguyên hệ thống

Stripe volume:

Dữ liệu chia thành những phần khác nhau và lưu trữ ở những brick khác nhau, ( 1 file được chia nhỏ ra trên các brick )

Ưu điểm : phù hợp với những môi trường yêu cầu hiệu năng, đặc biệt truy cập những file lớn.

Nhược điểm: 1 brick bị lỗi volume không thể hoạt động được.

Distributed replicated:

Kết hợp từ distributed và replicated

Với mô hình trên, hệ thống sẽ yêu cầu cần tối thiểu 3 node, vừa có thể mở rộng được dung lượng lưu trữ, vừa tăng tính dự phòng cho hệ thống. Tuy nhiên, nếu đồng thời bị lỗi 2 node server1 và server2 hoặc 2 node server3 và server4 thì hệ thống sẽ không hoạt động được.

Distributed stripe volume:

Kết hợp từ Distributed và stripe. Do đó nó có hầu hết những thuộc tính hai loại trên và khi 1 node và 1 brick delete đồng nghĩa volume cũng không thể hoạt động được nữa.

Replicated stripe volume

Kết hợp từ replicated và stripe

4. Thực hiện một số cấu hình cơ bản

4.1 Chuẩn bị:

Mô hình bài Lab này như sau:

Mô hình cho bài lab này gồm nhiều server đóng vai trò như sau (mô hình có thể mở rộng cho nhiều server):

10.145.37.90 Server1

10.145.37.92 Server2

10.145.37.100 Server3

10.145.37.102 Server4

10.145.37.99 Client

Trong hệ thống GlusterFS, mỗi server được xem là 1 node trong hệ thống.

4.2 Cài đặt và cấu hình trên các Server

Đầu tiên, tạo một thư mục trên 2 GlusterFS server nằm trên phân vùng khác với phân vùng /

Ở đây, ta add thêm 1 ổ cứng mới ở cả 2 server và phân vùng, format thành định dạng xfs, mount vào /mnt

Đầu tiên, tạo partition:

# fdisk /dev/vdb

Format the partition:

# mkfs.xfs /dev/vdb1

Mount partition vào thư mục /mnt và tạo thư mục /mnt/brick1

# mount /dev/vdb1 /mnt && mkdir -p /mnt/brick1

Khai báo vào file cấu hình /etc/fstab để khi restart server, hệ thống sẽ tự động mount vào thư mục.

# echo "/dev/vdb1 /mnt xfs defaults 0 0" >> /etc/fstab

Cài đặt GlusterFS:

# apt-get install glusterfs-server

Add 1 node có địa chỉ là 10.145.37.92 vào pool (đang ở trên server 10.145.37.90):

# gluster peer probe 10.145.37.92
peer probe: success

Trên node 10.145.37.90 cũng làm tương tự

Xem status của pool

# gluster peer status 
Number of Peers: 1
Hostname: 10.145.37.92
Port: 24007
Uuid: 40221832-c1a4-4a5b-ae12-8e8ddc1682d3
State: Peer in Cluster (Connected)

Taọ Volume Distributed

Tạo Volume "testvol" từ 1 node 10.145.37.90

# gluster volume create testvol transport tcp 10.145.37.90:/mnt/brick1

Tạo Volume Replicated

Tạo Volume "testvol2" từ 2 node 10.145.37.90 và 10.145.37.92 (chỉ cần tạo trên 1 trong 2 server):

# gluster volume create testvol2 rep 2 transport tcp 10.145.37.90:/mnt/brick1 10.145.37.92:/mnt/brick1

Đây là loại volume Replicated volume: dữ liệu sẽ được nhân bản đến những brick còn lại. Khi dữ liệu trên 1 brick bị mất (tức là dữ liệu lưu trên 1 con server) thì dữ liệu vẫn còn trên brick còn lại và tự động đồng bộ lại cho cả 2 server. Đảm bảo dữ liệu luôn đồng bộ và sẵn sàng.

Thông số rep là số lượng brick.

Tạo Volume Stripe

Tạo Volume "testvol3" từ 2 node 10.145.37.90 và 10.145.37.92 (chỉ cần tạo trên 1 trong 2 server):

# gluster volume create testvol3 stripe 2 transport tcp 10.145.37.90:/mnt/brick1 10.145.37.92:/mnt/brick1

Note: thông số stripe là số lượng brick.

Tạo Volume Distributed Replicated

Tạo Volume Distributed Replicated từ 4 node 10.145.37.90, 10.145.37.92, 10.145.37.100, và 10.145.37.102

Đầu tiên add các node vào pool:

# gluster peer probe 10.145.37.92
# gluster peer probe 10.145.37.100
# gluster peer probe 10.145.37.102

Tạo Volume "testvol4" từ các node trên:

# gluster volume create testvol4 replica 2 transport tcp 10.145.37.90:/mnt/brick1 10.145.37.92:/mnt/brick1 10.145.37.100:/mnt/brick1 10.145.37.102:/mnt/brick1

Note: Lưu ý số lượng brick là một bội số của số lượng replicated.

Tạo Volume Stripe Replicated

Tạo Volume Stripe Replicated từ 4 node có địa chỉ 10.145.37.90, 10.145.37.92, 10.145.37.100 và 10.145.37.102

Đầu tiên add các node vào pool:

# gluster peer probe 10.145.37.92
# gluster peer probe 10.145.37.100
# gluster peer probe 10.145.37.102

Tạo Volume "testvol5" từ các node trên:

# gluster volume create testvol5 stripe 2 replica 2 transport tcp 10.145.37.90:/mnt/brick1 10.145.37.92:/mnt/brick1 10.145.37.100:/mnt/brick1 10.145.37.102:/mnt/brick1

Note: Lưu ý số lượng brick là một bội số của số lượng stripe

Start Volume:

Sau khi tạo Volume, bạn cần phải start volume đó lên

# gluster volume start testvol

Bạn có thể kiểm tra lại bằng cách xem thông tin volume:

# gluster volume info
Volume Name: testvol
Type: Distribute
Volume ID: 5d791191-f98c-4c24-ab23-11a0a796f714
Status: Started
Number of Bricks: 2
Transport-type: tcp
Bricks:
Brick1: 10.145.37.90:/mnt/brick1
Brick2: 10.145.37.92:/mnt/brick1

4.3 Một số câu lệnh khác khi sử dụng GlusterFS

Add 1 node vào pool:

# gluster peer probe <server>

Trong đó <server> là địa chỉ của server mà mình muốn add vào

Xem status của pool:

# gluster peer status

Xóa node ra khỏi pool:

# gluster peer detach <server>

Trong đó <server> là địa chỉ của server mà mình muốn xóa

Tạo volume:

# gluster volume create <volume-name> [stripe COUNT | replica COUNT] [transport [tcp |rdma] ] <brick1> <brick2>.... <brick n>

Start volume:

# gluster volume start <volume-name>

Trong đó <volume-name> là tên volume cần start

Xem thông tin volume đã tạo:

# gluster volume info

Stop volume:

# gluster volume stop <volume-name>

Trong đó <volume-name> là tên volume cần stop

Xóa volume:

# gluster volume delete <volume-name>

Add thêm brick vào volume:

# gluster volume add-brick <volume-name> <server:/data>

Trong đó <server:/data> là đường dẫn của brick cần add, ví dụ trong bài lab trên là đường dẫn 10.145.37.92:/mnt/brick1

Tương tự Remove brick ra khỏi volume:

# gluster volume remove-brick <volume-name> <server:/data>

Migrate volume: chuyển dữ liệu từ 1 brick trong Pool đến đến brick khác nằm ngoài Pool:

# gluster volume replace-brick <volume-name> <server1:/data1> <server2:/data2> start // bắt đầu chuyển dữ liệu từ brick data1 đến data2
# gluster volume replace-brick <volume-name> <server1:/data1> <server2:/data2> status // xem quá trình chuyển dữ liệu
# gluster volume replace-brick <volume-name> <server1:/data1> <server2:/data2> commit

Rebalance Volume: đồng bộ dữ liệu khi thêm, xóa brick:

# gluster volume rebalance <volume-name> fix-layout start 
# gluster volume rebalance <volume-name> migrate-data start 
# gluster volume rebalance <volume-name> start

4.4 Cài đặt trên Client

# apt-get install glusterfs-client

Mount và sử dụng:

# mount -t glusterfs 10.145.37.90:/testvol /mnt

Chú ý:

Sau khi 1 brick đã được dùng để tạo 1 volume, mà brick đó đã được remove ra khỏi volume hoặc volume đó đã bị xóa thì brick đó không tạo được volume khác. Vì thế để có thể tận dụng lại những brick đó để tạo 1 volume khác, trước khi tạo volume ta phải làm như sau:

# setfattr -x trusted.glusterfs.volume-id /mnt/brick1/
# setfattr -x trusted.gfid /mnt/brick1/
# rm -rf /mnt/brick1/.glusterfs

II. Sử dụng GlusterFS để làm backend cho Glance trong OpenStack

Mô hình bài lab này như sau:

1. Tạo volume glusterfs "glance-volume" trên 2 server storage

Trên 2 server storage, tạo Volume Distributed "glance-volume" để làm nơi lưu trữ image cho glance trong OpenStack (có thể tạo loại volume khác tương tự như Volume Distributed)

Các bước tạo volume các bạn có thể tham khảo ở phần trên. Ở bài lab này, mình đã tạo "glance-volume"

Volume Name: glance-volume
Type: Distribute
Volume ID: 7bb6461c-24b1-4f23-990a-91e97b34bd9e
Status: Started
Number of Bricks: 2
Transport-type: tcp
Bricks:
Brick1: 172.16.69.197:/glance-volume/glance1
Brick2: 172.16.69.198:/glance-volume/glance1

2. Cài đặt và cấu hình trên Controller node

Cài đặt GlusterFS client:

# apt-get install glusterfs-client

Tạo thư mục "glance-volume" và mount volume "glance-volume" vào thư mục đó:

# mkdir -p /mnt/glance-volume				
# mount -t glusterfs 172.16.69.197:/glance-volume /mnt/glance-volume/
# df -h 																		//Kiem tra

Configure Glance Service

Đầu tiên, tạo thư mục làm nơi lưu trữ images

# mkdir -p /mnt/glance-volume/glance/images/  							/// Tạo thư mục lưu trữ images
# chown -R glance:glance /mnt/glance-volume/glance/						/// Cấp quyền sử dụng cho user glance

Chỉnh sửa file cấu hình của Glance

# vi /etc/glance/glance-api.conf
filesystem_store_datadir = /mnt/glance-volume/glance/images/			/// Sửa nơi lưu image thành đường dẫn storage mới tạo

Cuối cùng là khởi động lại dịch vụ

# service glance-registry restart										
# service glance-api restart

####3. Kiểm tra hoạt động

Trên Controller node, ta sẽ tải và Upload image lên hệ thống

# glance image-list
# mkdir /tmp/images
# wget -P /tmp/images http://cdn.download.cirros-cloud.net/0.3.3/cirros-0.3.3-x86_64-disk.img
# glance image-create --name "cirros-0.3.3-x86_64" --file /tmp/images/cirros-0.3.3-x86_64-disk.img --disk-format qcow2 --container-format bare --is-public True --progress
# glance image-list

Kiểm tra xem images đã được lưu vào thư mục mới tạo chưa

# ls /mnt/glance-volume/glance/images/

Bây giờ chúng ta có thể "launch instance" từ image ta mới upload lên hệ thống.

Lưu ý: Vì image lưu ở trên 2 server storage nên khi ta umount hoặc restart lại hệ thống thì sẽ không "launch instance" được nữa. Để tránh khi restart lại, hệ thống sẽ tự động umount, ta cần khai báo trong file "fstab" dòng sau:

172.16.69.197:/glance-volume /mnt/glance-volume/ glusterfs defaults,_netdev 0 0

III. Sử dụng GlusterFS làm backend cho Cinder trong OpenStack

Mô hình bài lab này như sau:

####1. Cài đặt và cấu hình trên 2 server GlusterFS

Tạo volume cinder

Đầu tiên, trên 2 server GlusterFS ta sẽ tạo volume "cinder-volume"

Volume Name: cinder-volume
Type: Distribute
Volume ID: 89687dba-5cde-4808-921f-f8ecbedc26b5
Status: Started
Number of Bricks: 2
Transport-type: tcp
Bricks:
Brick1: 172.16.69.197:/cinder-volume/cinder1
Brick2: 172.16.69.198:/cinder-volume/cinder1

Thiết lập uid và gid cho cinder-volume

Trên Controller node, xem uid và gid của cinder

# vi /etc/passwd
cinder:x:115:122::/var/lib/cinder:/bin/false

Thiết lập để GlusterFS volume sử dụng uid và gid giống như user cinder

# gluster vol set cinder-volume storage.owner-uid 115
# gluster vol set cinder-volume storage.owner-gid 122

Sửa file cấu hình GlusterFS

Khai báo thêm dòng sau trong file "glusterd.vol"

# vi /etc/glusterfs/glusterd.vol
option rpc-auth-allow-insecure on

Khởi động lại glusterfs

# service glusterfs-server restart

####2. Cài đặt và cấu hình trên Controller node

Cài đặt GlusterFS Client

# apt-get install glusterfs-client

Tạo file glusterfs

Đầu tiên, tạo file /etc/cinder/glusterfs khai báo địa chỉ của volume "cinder-volume":

# vi /etc/cinder/glusterfs
172.16.69.197:/cinder-volume

Phân quyền cho file vừa tạo:

# chown root:cinder /etc/cinder/glusterfs
# chmod 0640 /etc/cinder/glusterfs

Tiếp đến, sửa file cấu hình của cinder bằng cách thêm các dòng sau vào [DEFAULT]

# vi /etc/cinder/cinder.conf

volume_driver=cinder.volume.drivers.glusterfs.GlusterfsDriver
volume_backend_name=GlusterFS
glusterfs_shares_config=/etc/cinder/glusterfs									/// Đường dẫn file glusterfs vừa tạo ở bước trên
glusterfs_mount_point_base=/var/lib/cinder/volumes								/// Giống với volumes_dir = /var/lib/cinder/volumes
glusterfs_sparsed_volumes=true

Khởi động lại dịch vụ cinder

# service cinder-api restart
# service cinder-volume restart

####3. Cài đặt và cấu hình trên compute node

Nếu như chỉ cấu hình trên Controller node thì mình chỉ có thể tạo volume mà không thể attach volume vào máy ảo được. Do đó, ta cần phải cấu hình thêm ở Service Nova, bằng cách khai báo thêm diver glusterfs vào file cấu hình

Cài đặt GlusterFS Client

# apt-get install glusterfs-client

Sửa file cấu hình của nova bằng cách thêm dòng sau vào [DEFAULT]

# vi /etc/nova/nova.conf

volume_drivers="glusterfs=nova.virt.libvirt.volume.LibvirtGlusterfsVolumeDriver"

Cuối cùng là khởi động lại dịch vụ:

# service nova-compute restart

####4. Kiểm tra hoạt động

Tạo volume

Đầu tiên ta sẽ tạo 1 volume và kiểm tra xem volume đó có phải là do GlusterFS cung cấp hay không

# cinder type-create glusterfs
# cinder type-list

# cinder type-key glusterfs set volume_backend_name=GlusterFS 
# cinder extra-specs-list

# cinder create --display_name disk_glusterfs --volume-type glusterfs 3
# cinder list 

Kiểm tra cinder-volume

Kiểm tra xem volume vừa tạo có được lưu tại GlusterFS Server hay không

# ls -lah /var/lib/cinder/volumes/XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX/ /// xxxxxxxxxxxxx: là chuỗi số khi tạo volume

Tiến hành attack volume vào máy ảo trên openstack

Tài liệu tham khảo

http://congdonglinux.vn/forum/showthread.php?1282-C%C3%A0i-%C4%91%E1%BA%B7t-Store-Server-s%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-GlusterFS

http://www.gluster.org/documentation/quickstart/

http://www.slideshare.net/openstackindia/glusterfs-and-openstack?related=3

http://www.slideshare.net/keithseahus/glusterfs-as-an-object-storage?related=1

http://www.server-world.info/en/note?os=CentOS_6&p=openstack_icehouse2&f=2

http://www.gluster.org/community/documentation/index.php/GlusterFS_Glance

http://docs.openstack.org/admin-guide-cloud/content/glusterfs_backend.html

ghichep-glusterfs's People

Contributors

minh7992 avatar congto avatar

Recommend Projects

  • React photo React

    A declarative, efficient, and flexible JavaScript library for building user interfaces.

  • Vue.js photo Vue.js

    🖖 Vue.js is a progressive, incrementally-adoptable JavaScript framework for building UI on the web.

  • Typescript photo Typescript

    TypeScript is a superset of JavaScript that compiles to clean JavaScript output.

  • TensorFlow photo TensorFlow

    An Open Source Machine Learning Framework for Everyone

  • Django photo Django

    The Web framework for perfectionists with deadlines.

  • D3 photo D3

    Bring data to life with SVG, Canvas and HTML. 📊📈🎉

Recommend Topics

  • javascript

    JavaScript (JS) is a lightweight interpreted programming language with first-class functions.

  • web

    Some thing interesting about web. New door for the world.

  • server

    A server is a program made to process requests and deliver data to clients.

  • Machine learning

    Machine learning is a way of modeling and interpreting data that allows a piece of software to respond intelligently.

  • Game

    Some thing interesting about game, make everyone happy.

Recommend Org

  • Facebook photo Facebook

    We are working to build community through open source technology. NB: members must have two-factor auth.

  • Microsoft photo Microsoft

    Open source projects and samples from Microsoft.

  • Google photo Google

    Google ❤️ Open Source for everyone.

  • D3 photo D3

    Data-Driven Documents codes.